Ôm trọn hương sắc giao mùa
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.Giá vàng hôm nay 14.4.2024: Vàng nhẫn rớt khỏi đỉnh nhưng vẫn tăng 3 triệu trong tuần
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu, liên quan đến giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Kết quả điều tra bước đầu xác định có hơn 2.600 bị hại, với số tiền đã nạp khoảng 50 triệu USD. Khi mới tham gia, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản.Nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản gieo hy vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến khi nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn.Tiến sĩ - thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, cho rằng thủ đoạn phạm tội của đường dây lừa đảo Mr.Pips không mới, đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Điểm mấu chốt khiến nạn nhân sập bẫy là sự thiếu hiểu biết cộng với tâm lý muốn làm giàu nhanh.Sau khi tạo ra sàn giao dịch quốc tế giả mạo, tiền ảo hoặc ngoại hối, các đối tượng sẽ lên kịch bản để tìm kiếm, lôi kéo người tham gia. Chiêu trò dễ thấy nhất là tạo dựng hình ảnh giàu có, thành công giả tạo, bằng việc khoe mẽ nhà lầu, xe sang trên mạng xã hội. Nếu thiếu kiểm chứng, không ít người cảm thấy choáng ngợp, thậm chí thán phục, rồi rơi vào tầm ngắm.Tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng sẽ tung chiêu "lãi khủng", hứa hẹn lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng, chỉ trong thời gian ngắn và không cần tốn nhiều công sức. Nhưng thực tế cho thấy, bất kỳ hình thức đầu tư nào mà cam kết lãi suất cao, ổn định và không rủi ro thì đều có dấu hiệu lừa đảo.Một điểm cần lưu ý nữa, nạn nhân thông thường bị dụ dỗ tham gia các nhóm kín trên Telegram hoặc Zalo để chia sẻ "bí quyết đầu tư". Những nhóm này gồm nhiều tài khoản ảo do đối tượng lừa đảo tạo ra, liên tục tung hô nhau. Đối tượng cũng thường xuyên dùng các khái niệm chuyên ngành mơ hồ, tạo ra "mê cung" đánh lừa nạn nhân, nhất là những người không am hiểu tài chính. "Ban đầu, nạn nhân bị dụ bằng những gói đầu tư giá trị nhỏ, nhanh chóng sinh lời và rút tiền dễ dàng. Tiếp đó, nạn nhân sẽ bị mồi chài để nạp thêm tiền hoặc nâng cấp tài khoản. Đây là dấu hiệu rõ ràng của lừa đảo", thượng tá Hiếu phân tích.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định các vụ lừa đảo tài chính trực tuyến ngày càng tinh vi. Đối tượng thường lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, khi ai cũng có điện thoại thông minh.Thông qua các nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn bao giờ. Các đối tượng lừa đảo dựng kịch bản, lập hội nhóm, mời chào, tư vấn, từng bước dụ dỗ người tham gia. Nạn nhân vì tin tưởng đây là các sàn giao dịch quốc tế uy tín nên xuống tiền mà không hề mảy may. Nhiều đường dây lừa đảo tài chính trên không gian mạng còn có thể can thiệp vào kết quả đầu tư, thắng hay thua đều do đối tượng cầm đầu quyết định.Để ngăn chặn thủ đoạn lừa đảo, thượng tá Đào Trung Hiếu kiến nghị cơ quan chức năng siết chặt hoạt động quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến đầu tư tài chính trên mạng xã hội; phối hợp với các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube gỡ bỏ và xử lý kịp thời các tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.Đồng thời, công khai danh sách các sàn giao dịch, công ty, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo để người dân biết và tránh xa. Thường xuyên đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới; tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức tài chính, đầu tư cho người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và người trẻ; phát triển các chương trình giáo dục về đầu tư an toàn trong nhà trường…Vị thượng tá cũng kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và tăng mức xử phạt đối với tội phạm lừa đảo công nghệ cao; truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng cầm đầu để tạo sự răn đe, phòng ngừa.Về phía người dân, ông Hiếu khuyến cáo chỉ nên tham gia đầu tư khi đã có hiểu biết rõ ràng về sản phẩm tài chính và thị trường, có thể tham khảo kiến thức từ các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước.Cần cảnh giác với những lời kêu gọi, hứa hẹn lãi suất cao, không có kênh đầu tư nào vừa sinh lời nhanh lại vừa an toàn tuyệt đối.Khi đầu tư vào bất cứ sàn giao dịch nào, phải xác minh giấy phép hoạt động; chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức quốc tế uy tín cấp, tránh các sàn giao dịch nước ngoài không rõ nguồn gốc hoặc không chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
Bà bán rượu nếp - Truyện ngắn dự thi của Dương Bách (Hưng Yên)
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
“Tôi đau buồn sâu sắc về vụ tai nạn máy bay thảm kịch tại sân bay Muan hôm nay. Xin gửi lời chia buồn chân thành đến các nạn nhân và gia đình họ, và tôi xin đại diện các đồng nghiệp chia buồn với những người bị thương”, đại sứ viết trên mạng xã hội X.
Apple giới thiệu mô hình AI sẽ đến với iPhone tương lai
Ngày 26.1, Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chương trình lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà cho 214 hộ gia đình công nhân, người lao động. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã thăm hỏi, tặng quà động viên người lao động. Mỗi phần quà trị giá 1,3 triệu đồng (tiền mặt 1 triệu đồng và quà trị giá 300.000 đồng).Chăm lo tết, Tháng công nhân và kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là 1 trong 3 đợt công tác cao điểm hằng năm của Công đoàn Việt Nam. Nhiều năm qua, Công đoàn TP.HCM đã duy trì các hoạt động chăm lo tết ngày càng thiết thực, hiệu quả, mở rộng đối tượng thụ hưởng. Đó là hoạt động tiễn công nhân về quê ăn tết với "Tấm vé nghĩa tình", "Chuyến xe, chuyến tàu, chuyến bay mùa xuân", "Chuyến tàu Công đoàn"; hoạt động vui "Tết sum vầy", "Phiên chợ công nhân", "Gia đình công nhân, lao động vui tết cùng thành phố", "Vui tết cùng khu nhà trọ", "Tết cho em" dành cho con công nhân, lao động…Sau chương trình tặng quà của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, 214 gia đình công nhân, người lao động với hơn 400 thành viên di chuyển ra các xe khởi hành từ TP.HCM về quê đón tết cùng gia đình. Chương trình Chuyến xe mùa xuân 2025 với chủ đề "Giúp nhau về nhà - để tết này, ai cũng có tết nguyên nhà" do Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp Báo Người Lao động và Công ty cổ phần ZION tổ chức.10 chuyến xe chở theo yêu thương, là nghĩa tình của Công đoàn TP.HCM dành tặng các anh chị công nhân lao động xa quê vào TP.HCM lập nghiệp. Các chuyến xe đưa người lao động về các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TP.Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.Tại chương trình, anh Nguyễn Văn Ngọ (46 tuổi, quê Quảng Ngãi) chia sẻ: "Tôi làm công nhân ở Bình Dương, 3 năm rồi chưa về quê. Mỗi lần tết tới cũng có ra bến xe hỏi thăm tìm mua vé về nhưng giá vé cao hơn ngày thường khoảng 2 lần (1 triệu đồng/vé), rồi hết vé liên tục nên tôi không mua được. Nay được tham gia chương trình chuyến xe mùa xuân của Liên đoàn Lao động TP.HCM để về quê, tôi rất mừng, tiết kiệm được tiền vé để dành mua quà cho gia đình".Bên cạnh được tài trợ vé xe, 214 gia đình công nhân tham dự chương trình còn được Liên đoàn Lao động TP.HCM và Công ty cổ phần Zion tặng quà và lì xì.